nhật ký chương trình số 13-14
Nhật ký của bạn Chuồn Chuồn:
Thứ bảy...vẩn vơ nghĩ đến những bà cụ ở trung tâm 3! Không ngờ chủ nhật lại có lịch xuống trung tâm 3 ^^
...Hơi hồi hộp một tí!
Hôm qua đọc lại vài bài viết của mình mấy năm trước...thấy sao mà khiếp!
Sao tận mấy năm trước mà mình lại viết như người lớn thế nhỉ? Sao mà
khiếp....
Mình càng có căn cứ để khẳng định rằng càng nhớn mình càng dễ tính ra...hay nói cách khác ba phải kinh khủng!
....
Mình cứ sợ đến thì không gặp lại bà cụ nữa...lâu lắm rồi!
Ở trung tâm 3 mình nhớ nhất hai bà cụ ở đầu nhà!
Bà cụ của mình, mình chả nhớ tên chỉ biết khi gặp bà lần đầu mình đã rất bất ngờ và quí ngay vì giống bà của nô bi ta quá!
Bà vẫn nhận ra mình nhé! Bà cụ còng lưng, lưng gập xuống nhưng rất dí dỏm, và siêu minh mẫn!!!
Tự nhiên nhớ bà mình thế...
Mình nhớ khu vườn mùa hè...có đoạn ông của một thằng bé mất nhưng thằng
bé ấy không buồn...đơn giản vì dù là người thân nhưng không ở cạnh nhau
thì làm sao có tình cảm được!
...Càng lớn mình càng ít về quê...bà ngoại mình đã già, rất già, và bà yếu rất nhiều...
...
Ở trung tâm 3 có một bà cụ...khi em Bông hay em nào ấy không nhớ, bà cụ
thấy em ấy vào đã chạy ra bảo cháu đã đến đấy à, mừng quá, cuối cùng
cháu đã đến...bà cụ tưởng là cháu bà cụ!
Bà cụ khóc...bà cụ bảo cứ tưởng cháu bà hóa ra không phải...
...
Bà cụ ôm một con búp bê mà tưởng đó là đứa trẻ, cho nó ăn và chăm sóc
nó...bà không điên mà chỉ là bà không nhớ gì...và có thể vì bà quá cô
đơn và mong ngóng người thân nên đó như một cách để bà tự an ủi mình!
Thương bà quá...
Mình sợ quá...nếu sau này mình già...mình cũng phải ngồi ở nơi ghế đá đó...mong ngóng một ai đó đến thăm mình!
...Mong hoài mà chẳng ai đến....
...
Các bà vẫn nhận ra mình, cả bọn trẻ con nữa! Thằng Cò đã lớn, béo ra và
cực dễ thương. Thằng Rùa vẫn dễ thương như trước nhưng thằng bé không
thích gọi là Rùa đâu mà phải gọi là Huy cơ!
[img]
[/img]
Tình có vẻ gầy đi, không biết vì sao...vài đứa thì lớn rồi...
Nhiều đứa đã không còn ở lại, đã lớn và đã đi, có một cuộc sống khác!
...Nếu mình còn đang đi học mình sẽ có thể hằng tuần vào đây thăm các
bà, mang dầu gió đến bóp chân, đấm lưng cho các bà, nghe các ông các bà
kể chuyện...
...Nhớ những buổi chiều bình yên như thế...
Sáng nay các em sinh viên trường kinh tế quốc dân đạp xe đi qua chỗ mình
đợi mọi người, các em rất đông, các em vừa đạp xe vừa hát...vui vẻ đi
xuống làng cùng nhau....
...Thế mà cứ tưởng giờ các em khá hơn rồi đi xe máy hết rồi...thấy cả
một đoàn tình nguyện đi xe đạp như thế...thấy cái gì ấm áp và gợi nhớ
lại trong lòng!
Mỉm cười !
...
Nhật ký của bạn nguyễn dũng- tổ tranh
23.10.2011
6h tóm xe 39 ra đh Sư Phạm, sớm quá nó đi nhanh, 6h30 đến nơi ngồi nhặt lá đá ống bơ chờ dài cổ...
Rồi cũng đi nhưng do thiếu xe, đành cùng 4 người khác đi xe bus đến ngã
tư Nhổn. lên xe 20, rất chi là tự tin với 1 hoa tiêu thông thuộc “con
đường đau khổ” - đường 32 như lòng bàn tay nên chả thèm hỏi phụ xe :-“.
Rồi xuống, hóa ra là Nhổn chứ đã đến ngã tư Nhổn đâu . Rồi lóc cóc đi
bộ lên. Được 2 bến xe bus thì thấy xa quá, lại quyết định tóm cái xe bus
khác, rút kinh nghiệm, lần này lên xe hỏi ngay biggrin.gif phụ xe cho 1
câu xanh rờn:”em vừa lên ở ngã tư Nhổn còn hỏi gì”. Hóa ra lên xe đc
100m thì thấy ngã tư , mà cái bến đấy sao mà dài thế, xuống điểm sau đi
bộ quay lại... tóm lại, 2 tuyến xe bus và 2 chặng đi bộ thì cũng đến
được Ngã tư Nhổn...
Đến nơi, những khu nhà nho nhỏ, yên lặng đến nghe được cả tiếng lá
rơi... xa rời cái ồn ào và mù mịt bụi ngoài kia, nhưng cái yên lặng ấy
đủ làm con người thấy đơn điệu. Và ở đấy, những cụ già và những đứa trẻ
đáng thương... vẫn đang sống những cuộc sống chẳng đủ đầy tình thương và
buồn tẻ biết mấy. Có chăng chỉ chờ những ngày như hôm nay, một cuối
tuần rực rỡ, chờ một niềm vui mới mẻ sẽ đến. Trong khi các cụ già xem
phim trong nhà ăn, các em đươc đưa ra một cái sân rợp bóng để ngồi vẽ
tranh, vẫn đấy những nét vẽ ngang dọc, vẫn màu sắc lòe loẹt như cuộc
sống của các em vốn chẳng bình yên.
Hướng dẫn cho nhiều em vẽ nhưng em Tuấn (13 tuổi) thực sự làm tôi băn
khoăn nhất, trong khi những bạn khác đang cặm cụi tô, vẽ, em vẫn một tờ
giấy trắng! Tôi hỏi: “sao em không vẽ? để anh hướng dẫn em vẽ nhé, em
muốn vẽ gì nào?” băn khoăn một lúc, em trẻ lời: “em vẽ anh nhé!” (một
bức tranh và sau đó một bạn Niềm Tin nói là trông giống mình quá
biggrin.gif)
Tôi nghe loáng thoáng về câu chuyện của em... bố mẹ em không thương
em... em cũng có chị sn 91 đang đi làm ở Đội Cấn... anh có biết chỗ đấy
không?... Để rồi khi chia tay tôi vấn nghe văng vẳng bên tai câu hỏi của
em như một nỗi băn khoăn lớn... “Khi nào em lớn lên, em có được ra
ngoài kia và đi làm như mọi người không?” Đó là một mảnh đời... khi mà
người khác đang sống trong tuổi đầy ươc mơ, nhưng em còn chưa biết mình
sẽ đi về đâu...
"Khi nào em lớn lên, em có được ra ngoài kia và đi làm như mọi người không?..."
Bức tranh vẽ tôi của em Tuấn (13 tuổi, trung tâm bảo trợ xã hội III)
Rồi sang làng Hữu Nghị, buổi trưa được ăn cùng, uống cùng, đàn hát cùng,
ngủ cùng nhà TNT vui lắm. Buổi chiều, đưa các em lên hội trường. có
những em phải ngồi xe lăn các TNV phải giúp em lên các bậc thang, có
những em khuyết tật bẩm sinh và những đau thương còn mang nặng... nhưng
tất cả vẫn vỡ òa cùng những trò chơi, đoán bài hát, vẽ tranh... vẫn vui
buồn cũng những câu truyện trong bộ phim và thật sự làm tôi khâm phục
với những tài năng hội họa... Những bức tranh mà nếu như không được tận
mắt chứng kiến thì sẽ chẳng ai nghĩ là được vẽ ra từ một đôi ban tay vốn
không lành lặn, một khối óc vốn không được toàn diện như những đứa trẻ
khác... em Đỗ Phương Dung (12tuổi) với bức tranh cánh buồm đỏ... trên
cái nền biển xanh thẳm và màu trời nhạt nhòa... “em vẽ biển vì em muốn
được đi ra biển chơi...” một ước mơ sao nhỏ bé đến thế nhưng với em chưa
biết đến bao giờ mới làm được... vẫn chỉ nhạt nhòa như màu trời ấy, để
mây gió cuốn đi... biển vẫn chỉ là trong trí tưởng tượng mờ ảo vậy thôi!
Cánh Buồm Đỏ - Đỗ Phương Dung (12tuổi) "em vẽ biển vì em muốn được đi ra biển chơi..."
Kết thúc một ngày lăn lộn, lên xe bus về lúc trời sẩm tối... không biết
là xe đi về hướng nào, chỉ biết là cứ đứng đấy là sẽ đến nơi cần đến...
nhưng những con người mà hôm nay tôi vừa gặp, đến bao giờ họ tìm được
điểm đến thực sự cho riêng mình?
Cảm ơn clb Tình Nguyện Trẻ cho tôi một ngày để chiêm nghiệm thêm về cuộc
sống, để tôi thấy yêu hơn tất cả, từng góc cạnh nhỏ của cuộc sống vẫn
thật ý nghĩa khi ta sống mở lòng và yêu bằng cả trái tim...
Nhật ký ngày đầu tiên tham gia Tình Nguyện Trẻ.
Ngày 23/10/2001 đi tham gia tình nguyện cùng mọi người, chương trình
“Ngày cuối tuần rực rỡ” 13 & 14, vui lắm, cười suốt hỏi han chị
Chuồn về công việc nữa. Điểm đến đầu tiên là Hội bảo trợ xã hội 3. Đường
xấu nên công việc di chuyển khá vất vả. Lúc đặt chân đến nhìn nơi ấy
thanh bình đến lạ, khác xa với cuộc sống ồn ào ở ngoài. Mình bắt đầu làm
quen với mọi người. Mình được một e nhỏ ôm mình, kéo mình đi đến khu
vui chơi nữa. Vừa bất ngờ lại vừa thấy vui. Ở đây có rất nhiều các cụ và
một số ít e nhỏ, mọi người tổ chức các cụ xem phim và chơi cũng các e
nhỏ. Mình hướng dẫn 1 e nhỏ vẽ tranh, có lẽ là e nhỏ nhất trong trung
tâm, chắc bởi vì hiếu động nên vẽ được 1 nửa thì bắt mình bế đi chơi mất
biggrin.gif. Nhưng sau lại ngoan ngoãn ngồi nghe a Sơn thổi harmonica.
Lúc sau mọi người ra nói chuyện với các cụ. Mình rất ấn tượng với 1 cụ,
cụ nói chuyện tự nhiên và kể về cuộc sống ở đây. Thanh bình quá. Buổi
sáng công việc khá nhẹ nhàng đến 11h thì mọi người tiếp tục công việc
sang làng Hữu Nghị. Trước khi về mình có nghe một e hỏi rằng bao giờ e
ấy sẽ được ra bên ngoài, e ấy rất muốn được ra bên ngoài sống. Nếu bố mẹ
không bỏ rơi e có lẽ e đã có cuộc sống khác, hạnh phúc khi có bố mẹ ở
bên. Xót xa....
Bé nhỏ tuổi nhất của trung tâm
Sau khi nghỉ trưa bên làng Hữu Nghị. Buổi chiều 2h mọi người đưa các e
nhỏ lên hội trường để cùng vui chơi với các e. Không khí rất vui vẻ khi
chơi trò đoán bài hát nhưng khi đến giờ vẽ thì các e lại rất nghiêm túc.
Những bức tranh đủ sắc màu, ngôi nhà ở những bản nhỏ, tranh thiên
nhiên. Mình hướng dẫn 1 e trai tên là Đức 11 tuổi vẽ tranh. E rất có
năng khiếu vẽ bức tranh khá đẹp và được giải thưởng. Em ấy còn chạy ra
khoe với mình,vui lắm. Sau khi vẽ tranh các e nhỏ bắt đầu xem phim. Ai
cũng hào hứng xem, vui buồn và cả tiếng vỗ tay khi một cái kết có hậu.
Hy vọng cuộc sống của các e cũng như vậy, sống những ngày tháng vui vẻ
và hạnh phúc.
Chia tay các em. Sau một ngày mình đã học được rất nhiều, tình thương
giữa con người với nhau, cảm thông và chia sẻ với những số phận không
may mắn, hạnh phúc khi mang được tiếng cười cho các e nhỏ và các cụ già,
thấy cuộc sống ý nghĩa hơn rất nhiều khi ta mở rộng vòng tay. Cám ơn
mọi người ở clb tình nguyện nhé, mình hi vọng sẽ được gắn bó lâu dài với
clb, mong rằng mình sẽ góp sức để mang lại thật nhiều nụ cười đến cho
những người có hoàn cảnh khó khăn
Phạm Thị Thu Thủy.
nk nctrr 13-14
Sau những ngày thi cử mệt mỏi cuối cùng cũng có thể tham gia NCTRR lần
nữa, đúng là mỗi lần đi một trải nghiệm, 1 cảm xúc khác nhau
Trung tâm BTXH 3 yên bình và tĩnh lặng nằm trong lòng hà nội ồn ã,khác
với những nơi mình đã tới, người cao tuổi chiếm phần đông và trẻ em
không nhiều như ở những trung tâm khác, rất tiếc các bé sơ sinh bị ốm
nên mình không đc gặp các em.
Nụ cười trẻ thơ vô lo vô nghĩ có lẽ ở nơi đâu cũng giống nhau, chỉ là nụ
cười ấy ở những em nhỏ nơi đây đơn giản hơn với những đứa trẻ bình
thường, không cần món đồ chơi đắt tiền to tát chỉ đơn giản là cái kẹo
nhỏ, trò đùa của các anh chị tình nguyện viên mà thôi, hẳn là vì chính
các em cũng ý thức được cuộc sống của mình có một phần còn khuyết. có
một điều làm mình ấn tượng hơn cả là cách cư xử của bé duy, chỉ mới bồn
tuổi- cái tuổi hay vòi vĩnh và ngại ngùng người lạ- đã rất biết nghe lời
và tình cảm.
nụ cười vô lo vô nghĩ
vui vẻ với các anh chị tình nguyện viên
bé duy rất ngoan và được các anh chị quý nhất nè
Tuy nhiên ở một góc khác của TT lại là hình ảnh những cụ già lầm lũi với
ánh mắt xa xăm. Tuổi già có lẽ chưa phải điều đáng sợ nhất với các cụ
bằng việc sống nốt quãng đời còn lại mà không có con cháu ở bên, niềm
vui cũng chẳng biết tìm ở đâu.
các cụ rất thích xem phim nhéChính vì vậy mà các cụ đã hân hoan biết bao khi được xem những thước
phim nhỏ mà các bạn của đội niềm tin gửi tặng. Khu dưỡng lão nhu một
bước tranh nhiều mặt ảm đạm và ám ảnh, những câu chuyện về cuộc đời , về
tuổi trẻ, về con cái mình rồi những giọt nước mắt khi kể về cuộc sống ở
nơi đây, dù có yên tĩnh đến mấy thì cũng không bằng một phần ở nhà, có
những cụ mấy năm trời con cháu không tới thăm, cứ lặng lẽ mòn mỏi một
mình. Thậm chí có những cụ đã mất đi sự minh mẫn hay chỉ có thể nằm một
chỗ trong bệnh tật.
Những con người ấy cần lắm sự quan tâm chia sẻ , cần lắm tình người ấm áp
Chiều dần sang với những đứa trẻ kém may mắn về cả hình thể lẫn tinh
thần ở làng hữu nghị, một không khí khác hẳn với những trái tim không
tật nguyền. Rất tự tin và sôi nổi ca hát, hào hứng tham gia trò chơi với
các anh chị, các em như đã quên đi sự khác biệt của bản thân mà hòa
mình vào chương trình như một gia đính.
Ẩn bên trong những hình hài kém may mắn ấy là những tài năng văn nghệ,
hội họa mà ít ai nghĩ đến, các em đã thể hiện tài năng của mình qua
những bước vẽ về ước mơ hay những cảm nhận về cuộc sống xung quanh rất
màu sắc và sinh động.
em ước đc 1 lần ra biển
Chương trình kết thúc trong những tràng cười, những cái vỗ tay và sự mãn
nguyện về một kết thúc có hậu của bộ phim hoạt hình kung fu panda 2.
Tạm biệt những nụ cười, những ánh mắt ấy, hẹn gặp lại vào 1 ngày không
xa để có thể tiếp tục mang đến những “ngày cuối tuần rực rỡ” hơn nữa tới
các cụ , các em và cả những số phận kém may mắn khác.