Sức mạnh của con người định hình trong chính sự yếu đuối của người ấy.
Hồi còn nhỏ, tôi có nột người hàng xóm mà mọi người gọi là bác sĩ Gibbs. Ông không giống như bất cứ bác sĩ nào tôi từng biết. Ông rất giản dị và hiền từ, nhất là đối với bọn trẻ nghịch ngợm chúng tôi.
Ngoài giờ làm công việc cứu người, bác sĩ Gibbs thường trồng cây. Ông muốn biến mảnh đất rộng 10 mẫu tây của mình thành một khu rừng mà! Vị bác sĩ hiền lành ấy có những lý thuyết trồng cây rất thú vị, ngược hẳn với nguyên tắc mà mọi người cho là hiển nhiên. Không bao giờ ông tưới nước cho cây mới sinh trưởng – ông giải thích với tôi rằng tưới nước sẽ làm chúng sinh hư hỏng, và thế hệ cây tiếp theo sẽ ngày một yếu đi. Vì thế cần phải tập cho chúng đối mặt với khắc nghiệt. Cây nào không chịu được sẽ bị nhổ bỏ ngay từ đầu.
Rồi ông hướng dẫn cho tôi cách tưới nước cho những cây rễ mọc trên cạn, để chúng khô hạn thì sẽ phải tự bén rễ sâu mà tìm nguồn nước. Thảo nào chẳng bao giờ tôi thấy ông tưới cây cả. Ông trồng một cây sồi, mỗi sáng thay vì tưới nước, ông lấy tờ báo cuộn trông lại và đập vào nó: Bốp! Bốp! Bốp! Tôi hỏi ông tại sao lại làm vậy thì ông trả lời: để làm nó chú ý.
Bác sĩ Gibbs từ giã cõi đời hai năm sau khi tôi xa gia đình. Giờ đây, về nhìn lại những hàng cây nhà ông, tôi lại như mường tượng ra dáng ông đang trông cây 25 năm vể trước. Những thân cây ngày ấy nay đã lớn mạnh và tràn trề sức sống. Như những thanh niên cường tráng mỗi sáng chúng thức dậy tự hào ưỡn ngực và sẵn sàng đón nhận những gian nan thử thách.
Vài năm sau tôi cũng tự trồng lấy hai cây xanh. Mùa hè cháy nắng tôi tưới nước; mùa đông giá rét tôi bơm nước và cầu nguyện cho chúng. Chúng cao được gần chín mét sau hai năm, nhưng lại là những cây luôn cần dựa vào bàn tay người chăm bẵm. Chỉ cần một ngọn gió nhẹ lướt qua chúng đã run rẩy và đánh cành lập cập – trông chẳng khác gì những kẻ yếu đuối...