Dân thanh hóa - Ăn rau má phá đường tàu - Suy nghĩ từ 1 câu nói
Ở lớp tôi có 1 số bạn quên Thanh hoá, khi nói về quê hương của mình, các ban nam trong lớp thường trêu mấy bạn đo là " dân Thanh hoá, ăn rau má- phá đường tàu". Ngay xóm tôi trọ cũng có 1 anh người Thanh Hoá và anh cùng nhiều lần bị mấy anh khác trêu đùa bằng câu nói đó. Tôi không hiểu tại , vẫn còn những con người mơ hồ về lịch sử , không biết tôn trọng đến nơi chôn nhau cắt rốn của người khác để rồi làm những việc phản cảm như vậy . Không cần phải tốn nhiều công , các bạn có thể tìm thấy những tài liệu lịch sử về câu nói ấy , nhưng các bạn chưa 1 lần tìm hiểu ,các bạn nghiễm nhiên coi đó như 1 vết nhơ của dân tộc khi có 1 vùng miền như vậy . Không những thế , ở đâu cũng có dăm bảy loại người , nhưng người thanh Hóa lại hay bị đánh giá tệ nhất , tôi không biết các bạn gặp bao nhiêu người xấu trong đời và bao nhiêu trong số đó là người Thanh hóa , nhưng hãy nhớ rằng đó không phải là tất cả , Thanh hoávẫn tự hào là vùng đất hiếu học , cần cù , biết sống đùm bọc nhau trong gian khổ , mong các bạn hãy một lần nhìn lại lịch sử , nhìn lãi những người con xứ Thanh bạn từng gặp trong đời để hiểu được , người Thanh hoá , cũng như bao vùng miền khác , cũng có đủ phẩm chất con người Việt Nam để được nhìn nhận một cách thiện cảm của tất cả mọi người !
"Nguồn từ yahoo - hỏi đáp :
Trích:
Truyện kể rằng, thời đánh Pháp Thanh Hóa là hậu phương của cuộc kháng chiến. Ngưới dân Thanh Hóa đã huy động hàng vạn dân công, bộ đội phục vụ vận tải và chiến đấu. Gian khổ phải ăn rau má cầm hơi, phá đường tàu của pháp để lột sắt đường tàu rèn thêm dao kiếm. Ý câu nói là ca ngợi người đân Thanh Hóa chứ không như một số bạn suy luận.
Công tâm mà nhìn nhận, thời Nguyễn Trãi đã viết về đất Thanh Hóa trong Dư đại chí : Thanh hoá là đất cuối sông đầu núi, thời loạn ở thì hợp, thời trị ở không hợp. Đã bao lần thời phong kiến, các nhà vua khi lâm nguy đất Kinh kỳ đều phải thiên đô, lấy Thanh Hoa làm điểm tựa phản công lại kẻ thù để giành lại đất nước.
Tôi cũng có mấy lần đến công tác ở các vùng Thanh Hoá, đi đến miền núi quan Sơn, Mường Lát rồi lặn về Tĩnh Gia, Ba Làngi. Có nhình tổng thể mới thấy cái thế rạch đôi sơn hà của vùng này.
Trong kháng chiến chống Pháp, Bác Hồ kính yêu của chúng ta không ít hơn hai lần đến Thanh Hóa để nghiên cứu các vấn đề cần thiết của cuộc kháng chiến.
Cũng không cần phải nói thêm, khi nhà nước Việt Nam dân chủ dộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu đã đồng ý theo tờ trình đặt tên là Quảng trường Ba Đình (tên gọi một địa danh thuộc huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá).
Bác Hồ cũng đã tặng Đảng bộ, nhân dân tỉnh Thanh Hóa: Thanh Hóa anh hùng. Sâu sắc lắm khi bậc đại nho nói câu ấy.
Khi nghiên cứu cho thấy mồi miền đất, với cấu tạo long mạch, khí hậu, địa hình mà làm cho con người, có bản tính riêng. Thông thường nơi miền sơn cước ( mạch cường) tính khí con người hung hăng , táo tợn. Nơi đây, thường sinh ra các võ tướng thời loạn (đất Yên Thế, Tây Sơn, Lam Sơn...). Vùng đồng bằng yên ả tính tình con người hiền diệu, thường sinh ra các bậc đại học sỹ, nhà nghệ nhân... quan văn trong triều.... Vùng đất dữ dằn, khắt nghiệt của khí hậu thường làm cho con người táo tợn, lỗ mãng..."
Nhận định về một vùng nào đó, mong các bạn có cái nhìn thấu đáo với quá trình nghiên cứu tỷ mỷ, tổng kết thực tiễn mới có tính thuyết phục.
Thiết nghĩ , với mỗi người trong chúng ta , nếu đã đọc qua bài viết này , hy vọng các bạn hiểu được cội nguồn vấn đề , để mỗi người dân Thanh hóa khi được nhắc đến câu nói náy không còn tủi hổ và đau lòng . Còn với các bạn không phải người xứ Thanh , hy vọng các bạn có thêm một chút kiến thức lịch sử , thêm chút thiện cảm với những con người Thanh hoá! Thanks
--------------------------------------------------------------------------------
“Ăn rau má,phá đường tàu” Đây là câu nói mà người nơi khác dùng để chỉ sự nghèo khổ của người Thanh Hóa chúng ta,có người dùng nó để khinh miệt,có người dùng để đùa cho vui.Khi ra HN học,bọn bạn tôi vẫn thường đùa tôi như thế,giống như họ gọi dân Nghệ An là dân “cá gỗ” vậy.Không biết những người Thanh Hóa có cảm thấy bị xúc phạm vì câu nói này không,mọi người sẽ tỏ thái độ như thế nào khi bị người khác “nói đểu” như vậy.Trên diễn đàn Thanh Hóa FC họ cũng đã làm cuộc thăm dò thái độ của các thành viên,kết quả là gần 30% tỏ thái độ bực mình khó chịu,35% cảm thấy bình thường,35% cảm thấy thích thú.Còn tôi đã nghe câu này từ lâu lắm rồi,hình như hồi ấy tôi mới chỉ là một cậu học sinh cấp 1 thôi thì phải,nhưng tôi chưa bao giờ cảm thấy mình bị xúc phạm bởi câu nói này.Ngược lại tôi còn cảm thấy có gì đó đáng để tự hào nữa.Hồi năm thứ nhất trong buổi liên hoan lớp,có thằng bạn người Nghệ An lại chỗ tôi và nói “ cụng chén với thằng rau má một phát” tôi đứng dậy và cũng “ rau má cạn ly với cá gỗ này” sau khi uống xong cả hai thằng tôi đều cười khà khà,chả có gì là xúc phạm nhau cả.Khi tham gia hội đồng hương Thanh Hóa tại ĐH GTVT tôi thấy trong các buổi giao lưu họp mặt mọi người đều đem câu này ra để nói vui và cười đùa trêu trọc lẫn nhau,xem lá rau má ở nơi nào to nhất,đường tàu nơi nào bị phá nhiều nhất…Trên các diễn đàn thỉnh thoảng tôi vẫn thấy có người lấy nick name là “rau má” hay “dân rau má” chắc họ là những người Thanh Hóa quá tự hào về chiến công “ăn rau má phá đường tàu” nên mới lấy những cái nick name kiểu như vậy.Khi lên google.com.vn search chính xác cả cụm từ keyword là “ăn rau má phá đường tàu” tôi tìm thấy được hơn 2500 kết quả => chắc hẳn người Thanh Hóa chúng mình quá nổi tiếng với cái câu nói này rồi.Vậy câu nói này bắt nguồn từ đâu mà có?
Theo như tôi được biết thì:
Ngày xưa, từ lâu lắm rồi người già không nhớ nổi, thực dân Pháp lúc này đã hoàn toàn thống trị được VN, chúng tổ chức làm đường xe lửa để vận chuyển các khoáng vật ra Cảng mang về nước. Khi làm đường tàu đến đất Hoằng Hoá thì bị dân Thanh Hoá ta tổ chức phá, làm cho công việc của bọn chúng rất khó khăn. Quan Pháp mới hỏi quan huyện Hoằng Hoá là tại sao lại để dân chúng phá đường tàu? Quan huyện Hoằng Hoá cũng là người yêu nước mới nói rằng: "Thưa quan, dân chúng con khổ quá không có gì ăn nên phải ăn rau má, mà rau má trên đường tàu là non và ngon nhất, dân con không cố ý phá đâu ạ" Đây là câu chuyện có thật, nói lên tinh thần yêu nước của người dân xứ Thanh, vì vậy chẳng có gì là xấu hổ khi bảo là "dân Thanh Hoá ăn rau má, phá đường tàu"
Một số người tỉnh khác vẫn giải thích đùa như thế này.Vào năm Ất Dậu (1945) nạn đói hoành hành khắp nơi,người chết đói nằm la liệt khắp đường,riêng ở Thanh Hóa người ta đã lấy rau má ăn độn với các thứ rau củ khác để sống,rau má non và xanh nhất chỉ có ở trên đường tàu,muốn lấy phải dùng liềm cắt,rau má nằm dưới thanh tà vẹt cho nên khi hái rau má người Thanh Hóa đã làm hỏng đường tàu,vì vậy dân xứ Thanh mới không bị tình trạng chết đói la liệt như các tỉnh khác ở miền Bắc và câu nói “dân Thanh Hóa,ăn rau má phá đường tàu” cũng bắt nguồn từ đó.
Dù nguồn gốc của câu nói này là thế nào đi nữa thì nó cũng là lịch sử,lịch sử đã tạo ra người Thanh Hóa với khả năng khắc phục mọi khó khăn để làm nên những chiến công oanh liệt.Chúng ta không nên xấu hổ vì câu nói ấy,hãy lấy đó là tự hào.Tự hào vì chúng ta ăn rau má nhưng bảo vệ thành công cầu Hàm Rồng,đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của Mỹ,Ăn rau má nhưng góp công lớn nhất trong chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu trấn động địa cầu.
Tiện đây tôi cũng xin giới thiệu với mọi người bài viết “Tự hào rau
rau má quê tôi” của bạn Bùi Ngọc Báu ( sinh viên Thanh Hóa quê ở Thạch Thành bạn này là thành viên tích cực của diễn đàn svthanhhoa.info và thachthanh.org bài viết tự hào rau má quê tôi được bạn ấy đăng trên diễn đàn bantot.net)
Rau Má
Mới nghe em chớ vội cười
Cây rau má - “ Sâm “ của người xứ Thanh *
Miền quê bão lụt nắng hanh
Vươn lên để sống chỉ nhành má thôi
Cứ xanh rười rượi với đời
Cứ chia sẻ tất cho người cháo rau !
Dù ai lận đận nơi đâu
Dù ai sống giữa nhà lầu xe hơi
Riêng vị rau má, em ơi
Vẫn còn ngai ngái trong người xứ Thanh
Bao giờ em về quê anh
Mà xem dấu vết Kinh thành xa xưa
Vĩ nhân và các đời Vua
Cũng từ rau má, ốc cua nên người !
Mới nghe em chớ vội cười
Tự hào khi nói đến "THANH HÓA ăn rau má phá đường tàu"